Tiểu sử Vũ Khiêu

Ông sinh ngày 19 tháng 9 năm 1916 tại làng Hành ThiệnXuân Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Họ ông là họ Đặng Vũ, một gia tộc thuộc họ Vũ Việt Nam[cần dẫn nguồn], ở làng Hành Thiện (Nam Định). ông có 3 em: Đặng Thị Điệt, em gái kế ông (sinh 1921), Đặng Vũ Phầu (sinh 1923), Đặng Vũ Nhứ (1925).

Ông tốt nghiệp tú tài trường Bonnal xưa, nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng. năm 1935, ông về Hà Nội, ở trọ và làm lao công cho Bệnh viện Pháp (BV Hữu Nghị, 108 hiện nay). Ông lấy bà Nguyễn Thị Quý (1918-1994) người cùng làng năm 1939. Ông tiếp tục dạy học tư, ở tại 23 phố Tiên Sinh (nay là Hàng Gà), tới 1944 mới sinh con đầu lòng Đặng Quỳnh Khanh.

Ông làm Giám đốc Sở Văn hóa khu 10 tại Việt Bắc rồi Tây Bắc (1947 - 1954), cùng vợ và ba con hết Thái Nguyên lại Việt Trì. Sau giải phóng Hà Nội, ông sang Bắc Kinh học trường Đảng cao cấp (1954 - 1956), trở về, giữ chức Phó Tổng Giám đốc TTXVN. Tới 1959, ông tổ chức bộ phận Mỹ học đầu tiên ở Việt Nam rồi sang Hungary học, về dạy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông được điều động làm công tác tuyên huấn ở Khu 10, rồi Khu Việt Bắc, Tây Bắc, trực tiếp có mặt tại tiền tuyến từ chiến dịch Biên giới năm 1950 đến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong thời gian này, ông đã tập hợp được và cùng làm việc với một số văn sĩ trí thức của Việt Minh như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Bùi Công Kỳ, Vũ Hoàng Địch, Trần Dần...

Sau năm 1954, ông chuyển dần từ công tác tuyên huấn sang làm công tác nghiên cứu. Ông cũng tham gia giảng dạy triết học và lý luận khoa học xã hội cho các trường Đảng và các trường đại học. Năm 1959, ông làm Thư ký khoa học xã hội của Ủy ban Khoa học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học.

Từ năm 1958, ông đã viết gần 30 cuốn sách và tham gia biên soạn với tập thể chừng 30 cuốn nữa ở nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, nghiên cứu và giới thiệu thơ văn và cuộc đời của một số thi hào... Nhiều tác phẩm của ông ca ngợi tư tưởng Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các tác phẩm của ông về vấn đề văn hóa gồm: Đẹp (1963), Anh hùng và nghệ sĩ (1972), Cách mạng và nghệ thuật (1979). Tác phẩm lớn nhất là bộ sách ba tập, dày gần 1.500 trang, cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam. Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có "Cao Bá Quát" (1970), "Ngô Thì Nhậm" (1976), "Nguyễn Trãi" (1980), "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam" (1980), "Bàn về văn hiến Việt Nam" (3 tập, năm 2000).

Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I ngày 10 tháng 9.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vũ Khiêu http://hovuvovietnam.com/Mot-so-Cau-doi-cua-Giao-s... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-ngu... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/03... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/10... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/10... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/03/15... http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Phong-van-GS-Vu-... http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Giao-su-Vu-Khi... http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Giao-su-Anh-hun... http://vientriethoc.vass.gov.vn/noidung/nghiencuuk...